Việc xây dựng, điều hành và duy trì hoạt động hiệu quả của website không phải là điều đơn giản. Bên cạnh website thì Internal Link đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc SEO. Vậy internal link là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Nội dung bài viết
Internal Link là gì? Lợi ích khi sử dụng Internal Link
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả SEO Web mà nhiều người thường bỏ qua chính là Internal Link.
Internal Link là gì?
Internal link hay còn có tên gọi là liên kết nội bộ (“internal” – tiếng Anh: nội bộ). Là những liên kết được xây dựng trên cùng hệ thống website chủ lực để liên kết với các trang, thông tin lại với nhau. Hay hiểu một cách đơn giản, internal link là những liên kết trong cùng một website, chỉ là link từ trang này sang trang khác mà thôi.

Mục đích chính khi xây dựng Internal Link là điều hướng người dùng từ link này có thể chuyển đến link khác khi truy cập trong cùng một website. Nhằm mang đến chuỗi thông tin liên kết hữu ích cho khách hàng.
Tầm quan trọng của việc xây dựng internal link đối với chiến dịch SEO
Sau đây là 5 lợi ích internal link mang lại cho SEO:
- Xây dựng và thiết lập được cấu trúc website hoàn chỉnh nhất
- Tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ index và ranking keyword cho web
- Thúc đẩy tăng chỉ số PR tăng trưởng đồng đều hơn
- Hỗ trợ web cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin hữu ích liên quan. Mà không phải tốn thời gian, công sức để tìm kiếm ở một bài viết, một đường link mới
- Giúp doanh nghiệp, công ty nắm vị trí chủ động trong việc điều hướng phát triển số lượng khách hàng truy cập đến trang web của công ty, doanh nghiệp. Từ đó tăng khả năng chuyển đổi cao hơn như mục tiêu, định hướng đã được đề ra trước đó.
Chiến lược khai thác sử dụng Internal link hiệu quả
Hiểu được nguyên lý hoạt động, cũng như vai trò quan trọng của Internal Link. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để xây dựng một chiến lược liên kết nội bộ hiệu quả:
Điều hướng liên kết từ trang có nhiều traffic đến trang chuyển đổi
Tiến hành liên kết các trang có lượng truy cập cao đến các trang chuyển đổi (bài sale) bằng 3 bước sau:
- Bước 1: Tìm kiếm trang có nhiều lượng truy cập tự nhiên nhất trong hệ thống các trang sở hữu của trang web bằng công cụ hỗ trợ Google Analytics. Thực hiện chuỗi câu lệnh sau: Nhấp đúp vào mục Hành vi -> Nội dung trang -> Trang đích. Sau khi thực hiện xong câu lệnh. Bạn sẽ nhận được kết quả bảng sắp xếp số lượng truy cập tự nhiên các trang theo thứ tự từ lớn đến bé. Từ đó bạn sẽ lọc ra được URL có lượng traffic tự nhiên cao nhất và các URL mang lại tỷ lệ chuyển đổi thấp.
- Bước 2: Xác định các đường dẫn URL có tỷ lệ chuyển đổi (ROI) cao nhất
- Bước 3: Thêm liên kết nội bộ vào những trang được tìm kiếm ở bước 1 vào những trang bạn đã chốt ở bước 2. Để tối ưu hóa SEO hiệu quả.
Ngoài mục đích chuyển đổi, đi liên kết nội bộ theo cách này giúp Google index và lập chỉ mục cho trang đích một cách nhanh chóng.
Tập hợp sức mạnh của Internal Link về trang chủ
Chiến thuật tối ưu SEO cũng như thả một con diều. Cánh diều luôn là yếu tố quyết định diều bay xa đến đâu. Do đó, mọi yếu tố quyết định sự thành bại của việc khai thác Internal Link là việc các SEOer có khả năng tập hợp được sức mạnh các đường link nội bộ về cho trang chủ hay là không?
Trang chủ giữ một vai trò quan trọng trong việc giữ top trên trang tìm kiếm google. Cũng như các ứng dụng công nghệ quảng cáo khác. Nếu trang chủ mạnh thì các bài con cũng được mạnh. Nhưng trái lại trang chủ có sức cạnh tranh kém thì các trang con chỉ làm cảnh cho website mà thôi.
Vậy làm cách nào để tranh chủ của bạn trở thành một chiến binh với sức mạnh phi thường trên con đường chạy đua và giữ vị trí top. Cách tốt nhất là việc tận dụng đường link nội bộ Internal Link kéo về trang chủ mà không phải phương cách nào khác.
Trong mọi trường hợp, hãy cố gắng tận dụng chèn một liên kết nội bộ liên quan đến trang một cách tự nhiên nhất. Đừng có quá cố ép link vào mà làm nó trở gò bó, khó hiểu với người tiếp cận.
Sử dụng liên kết nội bộ với số lượng hợp lý
Chiến lược thứ ba nhằm khai thác hiệu quả Internal Link trên website là cần xác định số lượng đường link nội bộ ở mức phù hợp nhất.
Ông bà ta có rất nhiều câu nói mà người làm SEO nên hiểu như Cố quá thành quá cô hay Tham thì thâm. Các tục ngữ, câu nói trên muốn nhắc nhở khi bạn sử dụng đường link nội bộ đừng quá tham lam mà chuyển đổi đường link trang chủ vào bất kỳ một bài viết nào có trên web.
Cách chèn như vậy là cách chèn tùy tiện, vô ý, không có kinh nghiệm chạy SEO. Không mang đến kết quả tốt mà còn làm hao hụt lượng traffic truy cập tự nhiên tới trang web.
Vậy sử dụng bao nhiêu đường link nội bộ trong một bài viết là đủ? Theo kinh nghiệm chạy SEO của chúng tôi thì với những nội dung có dung lượng 1000 từ thì chèn từ 2 đến 4 đường link liên kết nội bộ là hoàn hảo nhất. Cũng đừng nên chèn quá ít và hạn chế chèn quá nhiều.
Đa dạng hóa Anchor Text để đặt Internal Link
Đa dạng hóa Anchor text cũng là một chiến lượng khai thác hiệu quả đường link liên kết nội bộ mà các bạn cũng nên lưu tâm đến. Việc đa dạng hóa này sẽ giúp thúc đẩy khách hàng nguyện ý di chuyển đến trang liên kết phụ mà web muốn.
Đồng thời giúp cho hệ thống nội dung content xây dựng của web mạch lạc, hoàn chỉnh và tự nhiên nhất.
Xây dựng link nội bộ ở dưới Footer Website
Chiến lược cuối cùng đó là cách xây dựng hình thức của các đường link liên kết nội bộ. Hiện nay có rất nhiều kiểu xây dựng link nội bộ cho bạn sử dụng nhưng hiệu quả. Tích hợp nhiều ưu điểm nhất phải nói đến Footer Website (phần chân trang của website)
Với Footer Website đòi hỏi bạn phải trình bày được những thông tin quan trọng nhất về sản phẩm, về dịch vụ của doanh nghiệp, công ty bạn.
Để làm được điều đó bạn có thẻ sử dụng những thông tin thẻ. Như giới thiệu về dịch vụ/ sản phẩm/ doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình khuyến mãi ưu đãi. Các chính sách hỗ trợ tư vấn, giải đáp. Hay đưa ra địa chỉ, thông tin liên hệ và điều khoản cụ thể, chính xác nhất,…
Với những các cách trên bạn sẽ lấy được lòng tin của khách hàng. Định hướng khách hàng đi theo nội dung bạn đã đặt ra từ trước – trên hệ thống liên kết nội bộ.
Bí quyết khai thác hiệu quả ứng dụng của Link nội bộ
Hiện nay tích hợp trong Internal Link có nhiều ứng dụng hữu ích cho công cuộc chạy đuaSEO top google. Các bạn có thể tận dụng dễ dàng và ứng dụng khai thác một số như:
- Tự nhiên
- Chi tiết
- CTA (kêu gọi hành động) mạnh
- Sử dụng liên kết nội bộ mỗi khi bài viết được giới thiệu có ích cho khách hàng
- Broken links (những liên kết bị gãy): Tránh xa tuyệt đối
- Sử dụng những trang có UR (chỉ số dùng để đo lường sức mạnh cũng như là độ uy tín của một url dựa trên backlink mà nó đang sở hữu) cao để liên kết nội bộ tới trang.
- Sử dụng trang có traffic nhiều để liên kết nội bộ tới trang với mục đích SEO
- Tận dụng tối đa các trang có backlink tới nhiều để liên kết đến trang đích
- Sử dụng contextual link (liên kết theo ngữ cảnh).
Tóm lược nội dung
Lời kết
Tóm lại việc tìm hiểu và khai thác Internal Link là cả một quá trình học tập. Sự trải nghiệm cũng như tích lũy kinh nghiệm. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng người tiêu dùng. Internal Link đã, đang và sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của web.
Nếu các bạn còn băn khoăn, thắc mắc về Internal Link. Hãy liên hệ với Nef Digital để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Trân trọng cảm ơn!